Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản mới nhất hiện nay

Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi thỏ phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ ngày càng tăng. Bên cạnh đó chăn nuôi thỏ nguồn vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền để làm, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Do đó, đây là cơ hội làm giàu rất khả quan cho bà con nông dân. Tuy nhiên, việc chăn nuôi cần được đầu tư kỹ càng, nhất là trong giai đoạn thỏ sinh sản. Để có được thành công bà con cần nắm vững các kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản.
1. Chọn giống
Trong chăn nuôi, đối với bất kỳ loại vật nuôi nào cũng vậy, việc chọn giống tốt luôn là tiền đề cho sự khởi đầu tốt đẹp và phát triển sau này. Đối với thỏ cũng vậy, ngay từ khi bắt đầu nuôi thỏ sinh sản đã phải chọn được giống thỏ tốt có khả năng sinh trưởng và sinh sản cao. Bà con chọn những con thỏ con nhanh nhẹn, khỏe mạnh trong đàn có cha mẹ khỏe mạnh và thỏ mẹ đẻ sai rồi để chúng cai sữa muộn hơn những con thỏ khác khoảng 2 tuần để thỏ giống nhận được đầy đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng. Ưu tiên lấy những con thỏ con lông mịn, không cần quá mập nhưng có chiều dài và rộng tương đương nhau.
2. Xây dựng chuồng trại
Chuồng phù hợp nhất cho thỏ nuôi sinh sản là chuồng hình hộp chữ nhật có kích thước khoảng 90 x 60 x 50 cm. Chuồng nuôi thỏ có thể nhốt 2 con/chuồng, còn khi thỏ đã mang thai thì nhốt riêng mỗi con 1 chuồng. Chuồng có thể làm một tầng hoặc hai tầng. Đối với kiểu chuồng một tầng thì làm nắp mở chuồng ở mặt trên, còn chuồng hai tầng thì nắp mở ở phía trức. Đáy chuồng phải luôn có dụng cụ chứa phân và nước giải của thỏ.
3. Thức ăn
Thức ăn cũng là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi thỏ đẻ bởi nguồn dinh dưỡng cho thỏ thời kỳ mang thai và cho bú sau sinh quyết định khả năng tăng trưởng của thỏ con. Thức ăn cho thỏ sinh sản có thể chia làm 2 nhóm:
Nhóm thức ăn thô: bao gồm rau củ quả, cỏ xanh… có hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng thức ăn tinh nhưng sẽ cung cấp chất xơ tốt nhất cho thỏ.
Nhóm thức ăn tinh: là những loại thức ăn nhanh, cám ăn dành riêng cho thỏ với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng chỉ nên dùng với lượng vừa phải. Để tự chế biến, phối trộn thức ăn theo chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể dùng máy làm cám viên. Đây là phương pháp cung câp thức ăn dinh dưỡng cho thỏ dễ hấp thụ mà giảm chi phí mua thức ăn ngoài.
Trong suốt quá trình thỏ mang thai và đẻ con cần kết hợp cho ăn cả 2 nhóm thức ăn thô và thức ăn tinh để mẹ khỏe mạnh và con phát triển toàn diện.
4. Kỹ thuật phối giống cho thỏ
Thông thường nếu áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi thỏ đẻ thì thỏ giống có thể bắt đầu động dụng sau khoảng 4 đén 5 tháng, lúc thỏ đạt trọng lượng từ 3kg trở lên. Quá trình động dục thường kéo dài 3-5 ngày với chu kỳ 15 ngày một lần. Đối với thỏ cái nuôi khoảng 8 tháng là có thể đem đi giao phối. Khi phát hiện thỏ động dục, bà con đưa thỏ cái đến lồng thỏ đực cho giao phối 1 đến 2 lần một ngày.
Đặc biệt, bà con nên cho thỏ cái sang lồng thỏ đực để thỏ đực chủ động giao phối bởi nếu làm ngược lại thì hầu hết thỏ đực đều chưa làm quen với lồng mới sẽ làm chậm quá trình giao phối. Nhiều trường hợp thỏ đực còn gặp sự kháng cự của thỏ cái khiến quá trình giao phối gần như không xảy ra.
5. Kỹ thuật chăn nuôi thỏ đẻ và thỏ mẹ
Chăn nuôi thỏ sinh sản đòi hỏi chúng ta phải biết cách chăm sóc cho cả thỏ con mới đẻ và thỏ mẹ bởi thỏ mẹ cũng sẽ còn đẻ nhiều lứa nữa. Trước tiên, cần chuẩn bị chuồng trại và một số vật dụng sẵn sàng cho thời điểm đẻ con của thỏ. Ổ đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ và lót rơm mềm sau đó đặt ở nơi yên tĩnh, không bị quấy rối.
Thời gian thỏ mang thai khoảng 30 ngày, để phát hiện ra thỏ có mang thai hay không bà con chú ý đến chi tiết: sau 1 tuần giao phối thỏ mẹ cắn lông và cỏ để làm ổ thì có nghĩa thỏ không có thai. Nếu đúng có thai thì cần cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đưa thỏ mẹ vào ổ trước khi đẻ khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này bà con cần thắp điện vào buổi tối, thường xuyên quan sát để nắm bắt tình hình hỗ trợ khi cần thiết.
Ngay sau khi thỏ đẻ xong cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để thỏ mẹ khỏe mạnh tạo nhiều sữa cho con bú. Đặc biệt, nên bổ sung nước đường và mía sẽ giúp thỏ mẹ mau hồi sức và tiết nhiều sữa. Cần tạo điều kiện tốt nhất để thỏ con bú sữa mẹ ngay sau khi lọt lòng. Mỗi ngày cho thỏ con bú mẹ 1 lần vào buổi sáng thì thỏ sẽ ngủ yên, khỏe re.
6. Chăm sóc thỏ con:
* Giai đọan thỏ con theo mẹ: Sau khi thỏ đẻ xong phải kiểm tra số lượng con và loại ngay những con bị chết, sau đó tiến hành ủ ấm ngay cho thỏ con bằng chất lót ổ. Mỗi ngày thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú 1 lần, vì thế sau khi thỏ con bú mẹ xong nên đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ đậy nắp cẩn thận để thỏ mẹ được yên tĩnh.
Thỏ sơ sinh nặng 40-60 g, thỏ con sinh ra sau 14-15 giờ mới bắt đầu cho bú mẹ. Thỏ con mới sinh ra không có lông, có hình dạng giống như chuột, 12 ngày mở mắt. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống và phát triển hoàn toàn bằng sữa mẹ, đây là giai đoạn quyết định đến tỷ lệ nuôi sống của thỏ con.
Sau 18 ngày thỏ con có thể ra khỏi ổ, thỏ con được để trong lồng cùng với mẹ và tập ăn thức ăn của thỏ mẹ, thức ăn cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh là loại rau, lá, cỏ non để thỏ con có thể tập ăn. Khi thỏ con được 23-25 ngày tuổi, cơ thể thỏ con đã có thể hấp thụ được 50% chất dinh dưỡng từ thức ăn ở bên ngoài. Sau 30 ngày có thể cai sữa cho thỏ con, lúc này trọng lượng đạt 400-500 g/con là tốt.
* Thỏ con sau cai sữa: Giai đoạn này thỏ con ăn chưa nhiều và khả năng tiêu hoá các loại thức ăn được cung cấp từ bên ngoài chưa cao nên cần cho ăn thức ăn dễ tiêu, bảo đảm chất lượng. Sau khi cai sữa nên cho thỏ ăn theo khẩu phần định lượng tăng dần (thỏ con ở giai đoạn từ 3 – 8 tuần tuổi có tốc độ tăng trưởng cao nhất). Bắt đầu từ tuần thứ 9 (giai đoạn vỗ béo thỏ thịt) nên cho ăn tự do với những loại thức ăn giàu năng lượng, thức ăn thô có mức độ. Đến 14 tuần tuổi tăng trọng chậm và tiêu tốn thức ăn nhiều. Vì vậy, không nên nuôi thỏ thịt quá 14 tuần tuổi.
7. Phòng bệnh cho thỏ
Thỏ con mới sinh có thể nhiễm E.coli và phát bệnh ngay từ tuần đầu và để điều trị cũng rất khó khẳn bởi thỏ thường bị nhiễm khuẩn máu. Tốt nhất, bà con nên sử dụng phương pháp phòng tránh bằng kháng sinh Aralis khi thỏ đẻ được 5 ngày.
Thỏ con cũng có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết khá phổ biến tại Việt Nam. Để phòng ngừa có thể dùng vacxin xuất huyết thỏ (1ml/lần) tiêm 2 lần đầu cách nhau 1 tháng, lần 3, 4, 5 cách khoảng 6 tháng. Tiêm vacxin phòng bệnh cho thỏ đến khi trưởng thành, xuất bán thịt.
Nếu áp dụng đúng theo những chia sẻ trên đây, thì chắc hẳn việc chăn nuôi thỏ sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả. Chúc bà con áp dụng thành công và đạt được lợi ích kinh tế cao cho gia đình.
Xem thêm: https://jacquelinegagne.com/