Blogtin tức

Hướng dẫn chi tiết cách ủ chua thức ăn cho bò hiệu quả nhất

Thức ăn ủ chua không chỉ bảo toàn gần như nguyên vẹn mà còn cải thiện nguồn dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa, tạo mùi vị thơm ngon kích thích bò ăn nhiều, tăng năng suất. Thức ăn ủ chua còn là nguồn thức ăn dự trữ phong phú cho gia súc vào mùa khô lạnh khan hiếm. Ở bài này, chúng tôi sẽ hưỡng dẫn chi tiết bà con cách ủ chua thức ăn cho bò. Mời bà con tham khảo!

Điều kiện ủ chua thức ăn cho bò

Để tiến hành ủ chua, trước hết, cần đảm bảo:

– Phải có hố ủ chua chắc chắn, phần thành và đáy hố cứng, chắc chắn để nước không ngấm vào hố làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thức ăn. Hố ủ phải đủ rộng, được che kín cẩn thận. Vì làm hố ủ chua khá tốn diện tích, chi phí nên nếu không có điều kiện, bà con có thể mau túi ủ chua 2 lớp, túi có thể tái sử dụng nhiều lần, khá tiện lợi trong việc di chuyển và cho bò ăn.

– Thức ăn: nguồn thức ăn đem ủ chua cho bò có thể là cỏ voi, thân cây ngô, rơm rạ… Cần đảm bảo thức ăn không bị mốc, ôi thiu. Trước khi do vào túi ủ chua, bà con cần băm nhỏ thức ăn thành từng đoạn ngắn từ 3 – 7cm bằng máy thái cỏ cho bò vừa thuận tiện trong quá trình ủ vừa tiết kiệm diện tích và dễ cho gia súc ăn sau này. 

Công thức ủ chua thức ăn cho bò:

1. Ủ chua thân cây ngô tươi:

– Thân cây ngô thái nhỏ từ 2 – 3cm đem trộn đều với muối 0,5% hoặc mật rỉ đường 5%, nén chặt và cho vào túi ủ chua. Mỗi một túi ủ có trọng lượng từ 10  – 30kg. 

2. Ủ thân cây ngô khô:

– Thân cây khô khô đem băm nhỏ sau đó trộn đều với 0,5% muối, 5% ngô xay hoặc 5% mật rỉ đường, nén chặt và cho vào túi ủ chua, mỗi túi có khối lượng từ 4 – 5kg. Chú ý túi đựng cần phải được kê cao cách mặt đất khoảng 20cm để hạn chế nấm mốc, ẩm thấp. 

Thân cây ngô sau khi ủ chua sẽ có màu xanh vàng ngả nâu, chua nồng, kèm thêm vị ngọt ngọt của mật rỉ đường kích thích bò ăn. Tuy nhiên, thân cây ngô tươi sẽ có hàm lượng đường tan nhiều hơn, dễ lên men hơn. Thức ăn sau khi ủ chua có thể bảo quản trong khoảng 1 năm nhưng đến tháng thứ 9 có thể cho bò ăn.

3. Ủ chua cỏ voi:

Đây là nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất để ủ chua thức ăn cho bò. Với 120kg cỏ voi băm nhỏ, bà con tiến hành phối trội theo tỉ lệ sau:

Trộn 3 lít mật rỉ đường, 1 – 2kg cám gạo/ cám ngô, 0,5 – 1kg muối ăn. Độ ẩm của nguyên liệu đạt khoảng 40% là tốt nhất. Nguyên liệu sau khi phối trộn, bà con cho vào túi ủ chua, nén chặt từ 30 – 50kg/ túi và bảo quản. Bà con nên theo dõi túi ủ chua thường xuyên để xả khí và tiếp tục buộc chặt. 

Cỏ voi sau khi ủ cho từ 20 – 25 ngày đã có thể đem cho bò ăn.

4. Ủ chua rơm tươi:

Đối với rơm tươi, bà con tiến hành ủ chua theo công thức sau: 

– Rơm tươi: 100kg

– Chế phẩm EM thứ cấp: 0,5 lít

– Rỉ mật đường: 5 lít

– Muối ăn 0,5 kg

– Nước lã sạch: 70 – 80 lít. 

Đối với công thức ủ trên, bà con tiến hành rải từng lớp rơm tươi, rỉ mật đường, chế phẩm EM, muối ăn và nước lã sau đó trộn đều với nhau để đảm bảo thức ăn ủ chua đều, thơm ngon và hấp dẫn gia súc. 

5. Ủ chua rơm khô:

Bà con cũng có thể ủ chua rơm khô làm thức ăn cho bò. Công thức ủ chua rơm khô với ure như sau:

– Rơm khô băm nhỏ, duy trì độ ẩm từ 12 – 14%: 100kg

– Ure: 4kg

– Muối ăn: 0,5kg

– Nước lá sạch: 90 – 100 lít. 

Trên đây là những cách ủ chua thức ăn cho bò. Với tỉ lệ phối trộn thích hợp, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và các chế phẩm sinh học, thức ăn ủ chua giúp kích thích bò ăn nhiều, phát triển tốt, cho sản lượng thịt cao. 

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button